Tại sao phải sử dụng phụ kiện cho Camera? Khi mua bộ Camera đã có đầy đủ phụ kiện kèm theo như ốc vít, chân đế, hướng dẫn lắp đặt... Tuy nhiên tùy vào mỗi điều kiện lắp đặt mà có thể cần nhiều phụ kiện hơn. Vậy những phụ kiện đó là gì, mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.
Nội dung chính |
I. Phụ kiện cần thiết cho Camera Wifi
Camera Wifi dễ dàng lắp đặt, dễ dàng di chuyển, gọn nhẹ tiện dụng. Do đó phụ kiện cần thiết cho Camera Wifi cũng không cần nhiều.
1. Thẻ nhớ cho Camera
Camera wifi lưu trữ dữ liệu lên thẻ nhớ, do đó các bạn cần mua kèm một chiếc thẻ nhớ và gắn vào Camera trước khi lắp đặt.
Xem thêm >> Kinh nghiệm lựa chọn thẻ nhớ loại tốt cho Camera Wifi
2. Chân đế Camera gắn tường hoặc trần
Thông thường bộ Camera Wifi đều có chân đế đi kèm. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng chân đế rời, sẽ giúp bạn dễ dàng lắp đặt, dễ dàng điều chỉnh vị trí, treo trần nhà hoặc gắn tường. Tăng độ thẩm mỹ và đảm bảo góc quan sát tốt nhất.
Giá bán của chân đế Camera chỉ trên dưới 10,000đ. Các bạn có thể tham khảo giá bán tại:
3. Chân đế kèm hộp bảo vệ nguồn.
Việc bảo vệ nguồn điện cho Camera rất cần thiết. Thứ nhất là đảm bảo an toàn, thứ hai là tăng độ thẩm mỹ, tránh việc dây điện nguồn thò ra ngoài trông xấu ở vị trí lắp đặt.
Hiện nay có nhiều loại chân đế kèm hộp bảo vệ nguồn rất tiện dụng, với giá bán rất rẻ, các bạn có thể tham khảo ở trên các trang thương mại điện tử.
Chân đế Dome có giá bán Online chỉ từ 7,500đ. Mời các bạn tham khảo giá bán:
4. Hộp kỹ thuật bảo vệ nguồn
Hộp kỹ thuật bảo vệ nguồn điện sẽ giúp tăng thêm thẩm mỹ, bảo vệ nguồn cho Camera. Đảm bảo an toàn về điện.
Hộp kỹ thuật này được sử dụng rất nhiều khi lắp đặt Camera cả trong nhà và ngoài trời. Được ứng dụng rất nhiều trong ngành điện.
Hộp kỹ thuật điện và Camera có giá bán khoảng 10,000đ. Mời các bạn tham khảo giá bán:
5. Dây điện, nẹp điện, ruột gà, ống nhựa để đi dây điện.
Dù lắp Camera Wifi, nhưng bạn vẫn phải cấp nguồn tới vị trí lắp đặt nếu ở đó chưa có nguồn.
Kinh nghiệm: Kéo một nguồn riêng và một ổ cắm, CB điều khiển riêng cho Camera. Không nên đấu nguồn chung với các thiết bị khác. Và nguồn cấp cho Camera phải ở vị trí không ai có thể phá được. Nếu không kẻ xấu chỉ cần tắt điện là Camera không thể ghi hình được.
Việc đi dây điện nguồn đến vị trí Camera rất quan trọng, cần phải đảm bảo an toàn và kỹ thuật. Tránh trường hợp bị kẻ xấu phá hại, hoặc tránh chuột cắn, do đó cần có nẹp điện, ruột gà, ống nhựa ...để bảo vệ dây điện.
6. Dây cáp tín hiệu
Camera IP Wifi sẽ sử dụng cáp mạng làm cáp tín hiệu, nếu bạn sử dụng cách kết nối bằng mạng LAN.
Dây mạng giá bán lẻ ở các cửa hàng đồ điện, đồ vi tính khoảng từ 5000đ - 12000đ / mét tùy loại. Và đầu jack RJ45 có vài vài ngàn một cái.
Nếu các bạn mua Online thì giá sẽ rẻ hơn khoảng 30%.
Xem thêm >> Hướng dẫn lựa chọn dây cáp tín hiệu cho Camera
II. Phụ kiện cần thiết cho bộ Camera có dây
Bộ Camera có dây sẽ cần nhiều phụ kiện hơn Camera Wifi. Ngoài các thiết bị chính là đầu ghi, Camera, ổ cứng thì sẽ cần thêm nhiều phụ kiện nữa. Một số phụ kiện bắt buộc phải có và một số thì có thể có hoặc không.
1. Dây tín hiệu và jack kết nối - bắt buộc phải có.
Với Camera Analog có nhiều lựa chọn dây tín hiệu: Cáp đồng trục, cáp mạng CAT3 - CAT 5 - CAT6, cáp viễn thông 2 sợi, 4 sợi.
- Dây cáp đồng trục có độ bền và tín hiệu tốt hơn dây cáp viễn thông 2 sợi, 4 sợi. Thường được sử dụng cho hệ thống lớn cần độ ổn định cao, và giá thành cũng cao hơn.
- Nếu sử dụng cho hệ thống Camera Analog gia đình thì chỉ cần sử dụng cáp viễn thông 2 sợi là đủ.
- Sử dụng cáp mạng cho Camera Analog thì hơi lãng phí, vì chỉ sử dụng có 2 sợi dây tín hiệu là đủ.
- Cáp đồng trục sử dụng jack kết nối BNC, cáp viễn thông sử dụng đầu chuyển tín hiệu Balun.
Với Camera IP thì sử dụng cáp mạng CAT5, CAT6, cáp quang.
- Dây cáp mạng CAT5, CAT6 dùng để đấu trực tiếp Camera IP với Switch, Switch POE hay đầu ghi POE. Sử dụng jack kết nối RJ45 để bấm đầu cáp mạng.
- Nếu sử dụng cho hệ thống lớn hoặc đi âm tường, nên sử dụng CAT6 để đảm bảo độ bền lâu dài. Tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn.
- Nếu sử dụng cho hệ thống gia đình và không phải đi âm tường thì có thể sử dụng dây mạng CAT5.
- Cáp quang thường được sử dụng để lắp đặt hệ thống kéo dài hàng km, và cần thêm bộ chuyển đổi từ cáp quang sang hệ thống cáp mạng CAT5 CAT6.
Xem thêm >> Hướng dẫn lựa chọn dây cáp tín hiệu cho Camera
2. Dây điện - bắt buộc phải có.
Dây điện nguồn sử dụng cho Camera có dây có thể sử dụng dây từ 0.5mm trở lên. Tuy nhiên nên sử dụng từ 0.75mm trở lên. Vì tải của Camera khá thấp, không yêu cầu hệ thống dây điện lớn. Nhưng vẫn nên sử dụng loại dây tốt tốt một tí.
Các bạn có thể chạy nguồn trực tiếp tới Camera rồi mới sử dụng adapter 12v cho Camera, hoặc sử dụng nguồn tổng chạy nguồn 12v tập trung tới các Camera.
Hiện nay có nhiều loại cáp tín hiệu có dây nguồn kèm theo, chỉ cần kéo một sợi dây tín hiệu là có thể sử dụng cả dây nguồn luôn.
3. Nẹp điện, ruột gà, ống nhựa - nên sử dụng
Ngoài việc giúp đảm bảo thẩm mỹ, đây còn là tính an toàn cho hệ thống. Nên sử dụng nẹp điện, ruột gà, ống nhựa để đảm bảo dây tín hiệu, dây điện không bị tác động bên ngoài làm hư hỏng.
4. Hộp kỹ thuật - nên sử dụng
Hộp kỹ thuật để bảo vệ nguồn jack kết nối, giúp đảm bảo an toàn khỏi tác động của thời tiết, chuột bọ, và tính thẩm mỹ.
Hộp kỹ thuật điện và Camera có giá bán khoảng 10,000đ. Mời các bạn tham khảo giá bán:
5. Nguồn rời hoặc nguồn tổng - bắt buộc phải có
Tùy vào cách lắp đặt, bạn có thể sử dụng nguồn rời cho từng Camera, hoặc lắp đặt nguồn tổng cho cả bộ Camera.
Xem thêm >> Cách tính toán và lựa chọn bộ nguồn cho Camera
6. Phích cắm điện, jack nguồn DC
Tuy chỉ là thiết bị nhỏ nhưng rất quan trọng, hãy chọn phích cắm loại tốt để không gây ra cháy nổ chập điện.
Nếu bạn chạy nguồn tổng tập trung cho các Camera thì cần sử dụng jack nguồn DC rời.
Jack nguồn DC rời có giá bán từ 3,000đ/cái . Mời các bạn tham khảo giá bán:
7. Switch POE - chỉ sử dụng cho Camera IP POE
Dùng cho hệ thống Camera IP hỗ trợ công nghệ POE. Đây là công nghệ cấp nguồn qua đường cáp mạng. Bạn chỉ cần 1 Switch POE để vừa chạy dây tín hiệu và nguồn cho Camera trên cùng một đường mạng.
Xem thêm >> Công nghệ cấp nguồn POE trên Camera
8. Switch mạng - bộ chia mạng
Sử dụng cho hệ thống Camera IP để kết nối tập trung các Camera về cùng 1 Switch.
Bổ sung thêm cho hệ thống Camera Analog nếu hệ thống mạng của bạn bị thiếu cổng kết nối mạng với đầu ghi.
Tùy vào hệ thống mạng hiện tại của bạn mà xem xét có cần mua thêm Switch mạng hay không?
Giá bán của bộ chia mạng Switch chỉ từ 110,000đ. Các bạn có thể tham khảo giá bán tại:
9. Tủ rack - Có thể sử dụng hoặc không
Tủ này để bảo vệ đầu ghi, bộ nguồn. Nếu lắp đặt ở môi trường nhiều bụi hoặc dễ bị tác động của ngoại cảnh, chuột bọ thì hãy sử dụng thêm tủ rack.
Tủ rack cho đầu ghi loại thường có giá bằng một thùng bia và kích thước cũng tương đương một thùng bia 24 lon.
Một số loại tủ rack cao cấp được trang bị hệ thống tản nhiệt, hệ thống nguồn điện có giá lên đến hàng triệu đồng.
Nếu chỉ sử dụng cho gia đình với hệ thống Camera nhỏ thì chỉ cần dùng tủ rack bình thường là được.
Tủ đựng đầu ghi Camera có giá bán khoảng 250,000 đến 350,000đ. Mời các bạn tham khảo giá bán:
10. Cáp xuất hình ảnh cho đầu ghi - tùy theo nhu cầu
Để xuất hình ảnh từ đầu ghi ra tivi, màn hình, các bạn có thể sử dụng cáp HDMI hoặc cáp VGA. Tùy theo màn hình hay tivi có hỗ trợ cổng xuất hình nào.
Cáp HDMI có giá bán từ 15,000đ trở lên tùy theo chiều dài khác nhau. Mời các bạn tham khảo giá bán:
11. Chân đế cho Camera
Một số dòng Camera ngoài trời sẽ có bộ chân đế bán rời, tùy thuộc vào cách lắp đặt riêng.
III. Sử dụng phụ kiện Camera như thế nào cho hợp lý
Để đảm bảo an toàn cho nguồn điện, các bạn nên kéo một sợi dây nguồn 220v đến vị trí lắp đặt Camera. Dây nguồn cần phải đi trong nẹp điện, ruột gà hoặc ống nhựa.
Dây tín hiệu cũng nên đi trong nẹp điện, ruột gà, ống nhựa. Có thể đi chung với dây điện nguồn luôn.
Đầu cấp nguồn các bạn nên dùng phích cắm riêng, hoặc CB riêng, hoặc có thể đấu trực tiếp vào ổ điện.
Ở đầu nhận nguồn chỗ vị trí lắp đặt Camera, sử dụng phích cái để cắm bộ chuyển nguồn của Camera. Và phích cái cùng bộ chuyển nguồn của Camera sẽ được đặt trong hộp kỹ thuật để đảm bảo an toàn.
Nếu sử dụng thêm dây mạng để kết nối thì đầu jack kết nối cũng được đặt trong hộp kỹ thuật luôn.
Nếu lắp như vậy thì tất cả bộ nguồn, jack kết nối sẽ không bị bụi, mưa gió, ẩm ướt, côn trùng tấn công... Sẽ đảm bảo tín hiệu và nguồn điện kết nối 24/24.
Hiện nay chân đế kèm hộp bảo vệ được các kỹ thuật viên Camera dùng nhiều nhất, vì nó đem lại thẩm mỹ cao và dễ dàng lắp đặt. Giá bán trên các trang thương mại điện tử cũng chỉ khoảng trên dưới 10k.
Nên sử dụng tủ rack, hoặc dùng cách nào đó để đảm bảo đầu ghi không bị tác động của môi trường, bụi ẩm, chuột bọ. Có thể đóng tủ gỗ riêng, hoặc dùng tủ điện an toàn.
IV. Tổng kết
Các phụ kiện cho Camera tuy chỉ là phần nhỏ của hệ thống Camera giám sát. Một số phụ kiện bắt buộc phải có, một số phụ kiện thì có thể có hoặc không. Tùy vào nhu cầu sử dụng và chi phí đầu tư mà các bạn có thể lựa chọn phụ kiện cho phù hợp. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức để lắp đặt cho mình một bộ Camera phù hợp với nhu cầu nhất. Chúc các bạn thành công.
Nội dung được thực hiện bởi đội ngũ: Review Camera