Camera IP hay Camera Analog đều có những ưu và nhược điểm riêng. Mỗi loại sẽ có những tính năng phù hợp với nhu cầu của từng người dùng. Mời các bạn xem bài so sánh sau đây để có cái nhìn tổng quan nhất.
Có thể bạn quan tâm: Sự khác nhau giữa camera chất lượng cao và camera giá rẻ.
Nội dung chính |
I. Giới thiệu camera IP và Analog
1. Camera Analog là gì?
Camera Analog là loại camera sử dụng tín hiệu tuần tự ( Analog ) để truyền tín hiệu video. Tín hiệu này được truyền trên cáp đồng trục hoặc cáp UTP về đầu ghi analog (DVR). Tại đầu ghi thì tín hiệu video lại được chuyển thành dạng số hóa và lưu trữ trên ổ cứng. Hiện nay tất cả các đầu ghi Analog đều có thể truy cập dữ liệu camera từ xa qua đường internet.
Xem thêm: Camera Analog là gì? Ưu điểm của camera Analog
2. Camera Ip là gì?
Camera IP là loại camera có khả năng hoạt động độc lập. IP là từ viết tắt của "Internet Protocol". Mỗi một camera IP luôn có riêng 1 địa chỉ IP mạng độc lập, nên nó có thể kết nối hình ảnh trực tiếp với máy tính, điện thoại...mà không cần thông qua đầu ghi. Tuy nhiên để lưu trữ lại được hình ảnh của camera IP thì chúng ta cần kết nối với một đầu ghi kèm ổ cứng lưu trữ.
Xem thêm: Camera IP là gì? Ưu điểm của camera IP
II. So sánh camera IP và camera Analog
1. Sự khác nhau cơ bản giữa camera Ip và Analog là:
Camera IP truyền dẫn tín hiệu hình ảnh qua dây cáp mạng và hệ thống internet. Còn camera Analog thì sử dụng cáp đồng trục hoặc cáp UPT truyền tài hình ảnh trực tiếp tới đầu ghi.
-> Ứng dụng trong thực tế:
- Camera IP phù hợp với văn phòng, tòa nhà cao tầng, công trình đã đi dây âm tường bằng cáp mạng UTP.
- Camera Analog phù hợp với những khu vực vừa và nhỏ. Có thể kéo dây trực tiếp từ camera về vị trí đặt đầu ghi hình.
- Camera IP chạy trực tiếp trên mạng, theo chuẩn kết nối RJ45. Camera Analog muốn xem qua mạng phải kết nối đầu ghi với internet.
=> Ví dụ thực tế: Nếu bạn có 3 cửa hàng ở xa. Mỗi cửa hàng bạn chỉ cần gắn một mắt camera IP, và sử dụng đầu ghi hình IP kết nối tập trung 3 mắt camera IP về đầu ghi. Việc này giúp bạn quản lý tập trung và giảm chi phí lắp đặt rất nhiều.
2. Bảng so sánh chi tiết giữa camera IP và camera Analog
CAMERA IP |
CAMERA ANALOG |
1. Chất lượng hình ảnh |
|
Được trang bị công nghệ chống nhiễu, chống chói, cân bằng ánh áng. Nên camera IP luôn cho hình ảnh sắc nét, trung thực. Nếu so sánh camera IP và analog có cung độ phân giải, thì camera IP luôn cho hình ảnh sắc nét hơn camera analog |
Không được trang bị công nghệ hiện đại. Hình ảnh thu được chỉ ở giới hạn của độ phân giải hiện có. Hiện nay cũng có khá nhiều dòng camera analog có độ phân giải tương đối cao. |
2. Hệ thống cáp |
|
Sử dụng hệ thống mạng internet để truyền tín hiệu, nên có thể lắp đặt ở bất cứ nơi nào có mạng Lan và mạng internet. Giới hạn khoảng cách của dây mạng khoảng 100m, từ camera IP tới switch. Hiện nay có công nghệ cấp nguồn POE, cấp nguồn chung qua cáp mạng. Dễ dàng lắp đặt và đảm bảo độ an toàn cao. |
Hệ thống dây cáp cồng kềnh, kèm theo dây điện nguồn khá phức tạp. Bắt buộc phải nối dây cáp từ đầu ghi hình tới mắt camera. |
3. Truyền tải hình ảnh |
|
Tín hiệu của camera IP dễ bị ảnh hưởng bởi: giới hạn băng thông, tắc nghẽn mạch, cân bằng tải, virus, kích thước file lớn, độ trễ. Tuy nhiên với các hệ thống mạng internet phát triển như hiện nay, vấn đề này không phải là nhược điểm của camera IP. |
Không bị giới hạn bởi băng thông, vì tín hiệu truyền trực tiếp từ camera analog về đầu ghi hình. Với môi trường có từ tính cao thì hình ảnh đôi khi bị nhiễu. |
4. Bảo mật |
|
Hệ thống camera IP có thể bị tấn công bởi virus, hacker. Tuy nhiên dữ liệu camera được mã hóa, nên dù có bị đánh cắp cũng rất khó nhận biết được nội dung đó. |
Hệ thống analog không bị ảnh hưởng bởi virus, phần mềm tấn công. Tuy nhiên nếu bị hacker lấy dữ liệu trực tiếp từ đầu ghi lưu trữ, thì hình ảnh sẽ bị đánh cắp vì không được mã hóa. |
5. Bảo trì |
|
Hệ thống camera IP là những thiết bị mạng liên kết với nhau, nên cần phải quản lý liên tục. Người quản lý cần phải có kỹ năng chuyên môn về hệ thống mạng, mạng internet. |
Camera Analog là hệ thống thiết bị đơn giản, không cần phải quản lý phức tạp. Người sử dụng chỉ cần biết cách sử dụng cơ bản, có thể tự khắc phục khi có tình huống xảy ra. |
6. Lắp đặt |
|
Dễ dàng lắp đặt bất cứ vị trí nào có mạng internet hoặc mạng LAN. Người lắp đặt cần có kiến thức cơ bản về mạng. Cài đặt, cấu hình phức tạp. Nhưng đối với những người lắp đặt chuyên nghiệp thì đây không phải là vấn đề. Camera IP wifi lắp đặt dễ dàng hơn camer IP có dây rất nhiều |
Thi công lắp đặt không khó, không cần kiến thức về mạng. Tuy nhiên việc lắp đặt hệ thống dây cáp, dây nguồn khá cồng kềnh, và tốn nhiều thời gian thi công với những nơi khó lắp đặt. |
7. Ứng dụng, Độ tương thích, khả năng mở rộng. |
|
Phù hợp với tất cả dự án từ nhỏ đến lớn. Có thể quản lý tập trung và nâng cấp dễ dàng. Khi muốn mở rộng hệ thống camera ip, cần xem xét đầu ghi IP có thể phù hợp với camera IP đó không? Việc lắp đặt thêm khá dễ dàng, chỉ cần nơi nào có mạng internet. |
Thích hợp với dự án nhỏ, không cần quản lý tập trung Camera Analog có khả năng tương thích với bất kỳ camera Analog nào cùng công nghệ. Khi nâng cấp, mở rộng hệ thống, bạn bắt buộc lại phải kết nối dây cáp, dây điện rườm rà từ camera analog về đầu ghi. |
8. Giá thành |
|
Camera IP có giá thành cao hơn analog Một hệ thống camera IP còn cần có thêm các thiết bị mạng như Hub/Switch, và các thiết bị ngoại vi (nếu cần) Việc lắp đặt camera IP cho hệ thống trở nên khá tốn kém, bởi nó đòi hỏi phải có các Hub/Swich có tốc độ truyền tải cao và các thiết bị ngoại vi (nếu cần) |
Có giá thành thấp hơn camera IP. Tiết kiệm chi phí lắp đặt đổi với những khu vực nhỏ và vừa. |
III. Nên chọn Camera IP hay Camera Analog
1. Khi nào nên chọn Camera IP có dây?
Chi phí đầu tư không bị hạn chế: Nếu bạn có đủ tài chính. Bạn có thể chọn ngay một bộ camera ip với nhiều tính năng để lắp đặt.
Nhu cầu giám sát cao: Bạn cần giám sát công việc, giám sát hoạt động nhân viên, công trình.
Bạn cần hình ảnh rõ nét: Bạn cần theo dõi hoạt động giao dịch liên quan đến tiền bạc, hàng hóa. Nên chọn những dòng camera có độ phân giải và công nghệ cao, chống nhiễu, chống chói để cho được hình ảnh sắc nét.
Có nhu cầu mở rộng nâng cấp về sau: Việc mở rộng một hệ thống camera ip rất linh hoạt. Chỉ cần có internet là bạn có thể nâng cấp dễ dàng.
2. Khi nào nên chọn Camera Analog?
Chi phí đầu tư có hạn chế: Bạn cần một hệ thống camera quan sát. Nhưng tài chính hạn chế, bạn có thể chọn lắp đặt một hệ thống camera analog với chi phí vừa phải.
Bạn chỉ cần quan sát, không cần hình ảnh rõ nét, không cần tốc độ cao: Nhu cầu đơn giản là chỉ cần quan sát, và không cần kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Ví dụ chỉ cần quan sát những hoạt động của con trẻ trong ngôi nhà bạn. Bạn hoàn toàn có thể đầu tư cho mình một bộ camera analog.
Không cần mở rộng về sau: Bạn chỉ cần lắp 1 lần và sử dụng 5 năm hoặc 10 năm. Không có nhu cầu nâng cấp hoặc mở rộng thêm.
Các dòng camera analog có mức giá bình dân chuyên dành cho: sinh viên, công nhân, người ở trọ, các hộ gia đình nhỏ. Các cửa hàng bán lẻ, các shop nhỏ.
3. Một số cấu hình Camera thông dụng
IV. Lời kết
Các bạn vừa đọc xong bài viết so sánh giữa camera IP và Analog. Hy vọng với bài này sẽ giúp các bạn lựa chọn cho mình một bộ camera giám sát phù hợp cho nhu cầu của mình.
Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ: reviewcamera.net